23/04/2020

Nhật Bản học thi bằng lái xe ô tô CHÁT LẮM

Bài thi lý thuyết có hàng tá câu hỏi chi tiết, thi thực hành ngay ngoài đường công cộng, tất cả đều do giáo viên chấm chứ không sử dụng chip như ở Việt Nam.
"Đang di chuyển trên đường, giáo viên chỉ một cửa hàng nói đỗ xe, sau bài thi tôi biết mình đã mất điểm vì đỗ gần bến xe buýt", đó là những quy định khắc khe của việc học và thi bằng lái xe ô tô ở Nhật qua lời kể của những người Việt Kiều.
Quốc gia này là điểm sáng về giao thông trên thế giới khi là một trong những nơi an toàn nhất để lái xe với chỉ 4,8 vụ tai nạn chết người trên 100.000 người dân mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới. Con số này chiếm chưa tới một nửa so với tỷ lệ tại Mỹ.


1. Tất tần tật về học và thi bằng lái xe ô tô ở Nhật


Khác với Việt Nam, bài thi ngoài đường mới là những bước khó khăn nhất để lấy được tấm bằng lái xe hơi tại Nhật Bản.


Mọi bài thi đều do giáo viên chấm chứ không sử dụng chip như ở Việt Nam. 

Để tăng tính an toàn và thực tế, đơn giản khi muốn rẽ tại ngã tư, nếu giáo viên ngồi ở ghế phụ nhận thấy thí sinh không quan sát đủ các hướng trước, sau, trái, phải sẽ tự động trừ điểm bài thi.



Ở đất nước mặt trời mọc, người tham gia học thi lấy bằng có thể chọn khóa học thông thường hoặc học nhanh trong thời gian khoảng 17 ngày.


- Học bằng lái xe nào?


Khắt khe, tỉ mỉ trong cách học, thi nhưng người Nhật lại có nhiều lựa chọn.


Trước tiên là loại xe, có thể chọn số sàn (MT) hoặc số tự động (AT). Nếu chọn AT thì không được lái MT, nhưng có bằng MT sẽ được lái cả hai loại.


- Chi phí học bằng lái xe ở Nhật bao nhiêu?



Mức chi phí từ khi học tới lấy bằng lái cho AT tốn khoảng 2.150 USD, rẻ hơn khoảng 100 USD so với bằng MT là 2.250 USD.


Ngoài ra, mức giá cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người đi làm. Là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô nhưng hầu hết người dân Nhật chọn AT chứ không thi lấy bằng MT.

>>> Nếu học và thi bằng lái xe ở Nhật khó như vậy thì xem ngay thi bằng lái xe ở Mỹ như thế nào? 

- Thời gian học bằng lái xe ô tô


Một khóa học bằng lái xe tại Nhật chia làm 2 kỳ. Kỳ đầu tiên đơn giản hơn với các bài về kỹ năng lái xe và tình huống đơn giản.

Ở kỳ này, sau khi học và thi qua lý thuyết, thí sinh được phép học thực hành trong giới hạn khu của trường.


Với phần thực hành, mỗi học viên có một thầy dạy kèm ở ghế phụ, có thể đi một mình ở những bài dễ, nhưng thời gian trên xe không quá 3 tiếng mỗi buổi học.


- Bài thi lý thuyết và thực hành


Bài thi lý thuyết và thực hành đều có thang điểm 100. Ở bài lý thuyết có 100 câu hỏi nhỏ, mức điểm tối thiểu để đỗ là 90/100, còn ở bài thi thực hành là 80/100.

Giáo viên ngồi ở ghế phụ là người chấm thi thực hành. Với những bài đòi hỏi phải quan sát chính xác như dừng xe trước vạch, thầy giáo sẽ ra khỏi xe để quan sát xem khoảng cách đến vạch có đạt hay không.


Một số khác biệt với Việt Nam như ở bài lùi chuồng, không được quá 3 "đỏ", nếu quá sẽ trượt.

Ở Nhật, do đặc trưng thời tiết và địa hình, học viên sẽ trải qua những loại đường khác nhau như thực tế nhờ có máy tạo đường giả lập như trời mưa, tuyết, lầy lội.
>>> Nếu bạn đã có bằng lái xe ô tô ở Việt Nam thì xem ngay làm bằng lái xe quốc tế có dễ không? .Vì biết đâu bạn sẽ được đổi từ bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe ở Nhật mà không cần học và thi.
2. Có bằng lái xe ở Nhật là điều khó khăn?
- Sau khi kết thúc và thi hoàn thành các bài ở kỳ 1, trường dạy cấp cho học viên một bằng lái tạm thời.


Bằng lái tạm thời này có ý nghĩa ghi nhận học viên có thể lái xe ra đường với một thầy giáo ở ghế phụ, hoặc nếu không phải thầy giáo của trung tâm có thể là người đã có bằng lái ít nhất 3 năm.

Loại xe của trường thiết kế phanh ở cả hai ghế trước tương tự Việt Nam.

- Ở kỳ 2, các bài thi ngoài đường công cộng thực sự là một thử thách lớn của cả khóa. 

Nếu thi trong sa hình, các tình huống lập trình bằng máy tính không thay đổi, người học nhớ chính xác tới đâu thì rẽ, tới đâu đi đường zích zắc hoặc tới đâu thì dừng đèn đỏ.

Nhưng ở ngoài đường công cộng, mọi bài thi đều ngẫu nhiên theo yêu cầu của giáo viên.

Không chỉ thành thạo kỹ năng điều khiển xe, học viên còn phải nắm vững luật bởi tất cả đều là tình huống thực tế, một sơ sẩy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giao thông.

Qua hết những khó khăn ở trường học lái, học viên mang chứng nhận của trường tới trung tâm cấp bằng lái của khu vực để thi tiếp.

Ở đây chỉ cần thi một bài lý thuyết mà không phải thi thực hành. Nếu qua, người thi chính thức nhận bằng tại Nhật.

3. Người lái xe vẫn phải thi lại bằng lái xe ô tô ở Nhật sau 3 năm


Tuy nhiên, bằng lái xe tại Nhật không cho phép thời hạn 10 năm như hiện nay ở Việt Nam.

Một năm đầu tiên, bằng lái có dán một tem nhỏ để phân biệt đây là bằng của lái xe mới.

Bên cạnh dán tem, mỗi bằng lái mới có quỹ 4 điểm trong một năm.

Tùy mức độ vi phạm giao thông mà bị trừ bao nhiêu điểm. Nặng nhất là 3 điểm liên quan đến lỗi gây ra tai nạn.


Qua một năm nếu không bị trừ quá 4 điểm, trung tâm sẽ cấp bằng lái khác với giới hạn mỗi 3 năm.

Sau 3 năm, lái xe đến trung tâm làm một bài thi nếu qua sẽ tiếp tục gia hạn bằng lái.

Nếu người lái bị trừ quá 4 điểm khi chưa hết một năm, cảnh sát sẽ soạn giấy gửi về trung tâm để học lái một lớp.

Nếu qua sẽ cấp bằng đi tiếp, và thời hạn một năm lại bắt đầu. 
>>> Xem ngay bài viết: Cơ hội định cư Canada rộng mở cho nghề lái xe tải. Bởi vì nếu bạn đã có bằng lái xe ở Việt Nam thì việc đổi bằng lái xe quốc tế sẽ là cơ hội lớn cho nghề nghiệp của bạn.

18/04/2020

Chuyện tăng phí học lái xe năm 2020 lên 30 triệu liệu CÓ THẬT?

1. Thực Hư chuyện tăng học phí lái xe lên 30 triệu


Từ cuối năm 2019 và gần đây rộ lên thông tin học phí thi bằng lái xe ô tô tăng đến 20 - 30 triệu đồng khiến nhiều người lo lắng. Bởi hiện tại, học phí chỉ khoảng 8 triệu đồng dù đã tăng 2 triệu đồng so với năm ngoái.

Do thông tin này từ một số tờ báo đưa ra nên người dân càng tin tưởng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Hocthilaixe.com, một số thông tin về "học phí theo Thông tư 38", "100 giờ học" các báo đã đăng là không chính xác.

Nhiều trung tâm đưa chuyện phí học tăng cao làm nhiều học viên hoang mang

Trước hết, từ trước đến nay, Bộ Tài chính và Bộ GTVT không quy định mức học phí học thi lấy bằng lái xe bao nhiêu, mà do các trung tâm đào tạo lái xe tự đưa ra dựa trên chi phí cũng như tính cạnh tranh của thị trường.

Nói tóm lại, từ đầu năm nay, các trung tâm đào tạo buộc phải đầu tư camera, phần mềm, thiết bị, giáo viên cơ hữu để phục vụ việc đào tạo, dẫn đến tăng chi phí đào tạo.

Tuy nhiên, chi phí này cũng không thể tăng đột ngột, vì còn có khấu hao, và nếu tăng quá cao thì số người học giảm, dẫn đến khó thu hồi vốn đầu tư.

2. Những quy định học lái xe ô tô thay đổi bạn cần chú ý năm 2020


Thông tư số 38 của Bộ GTVT ban hành tháng 10/2019 chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12 năm 2017 về Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Những thay đổi học lái xe ô tô năm 2020

- Nội dung thông tư số 38 so với số 12 năm 2017 trước đó quy định về thời gian học và số km thực hành không thay đổi. Cụ thể, với bằng hạng B2 phổ thông nhất thời gian học lý thuyết và thực hành là 588 giờ, và tối thiểu 1.100km.

- Tuy nhiên, nội dung học sẽ được bổ sung thêm nội dung "Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông", học trên thiết bị mô phỏng.

- Số câu hỏi lý thuyết sát hạch cũng tăng từ 400 câu lên 600 câu.

- Điểm mới của Thông tư 38 là siết chặt việc học và sát hạch thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Theo website Bộ GTVT, lộ trình cụ thể là từ ngày 1/5 tới đây, các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1). Điều này có nghĩa học viên phải học tập trung tại cơ sở đào tạo liên tục trong hơn nửa tháng.

- Từ ngày 1/1/2021, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái của học viên trên xe tập lái, đồng thời, bổ sung nội dung học trên cabin tập lái xe để học viên học kỹ năng lái xe trên đường cao tốc, đường đèo núi, đường trơn trượt… và đảm bảo tối thiểu 1.100km thực hành.

- Đối với sát hạch, Trung tâm sát hạch lái xe lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT từ ngày 1/1/2020; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 1/1/2021.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 1/5/2021.


Học lái xe qua phần mềm mô phỏng 3D

>>> Mời bạn xem ngay bài viết các quy định tại bài viết: [MỚI NHẤT] Thông tin về quy định học thi bằng lái xe 2020 từ BGTVT

3. Khó khăn trong việc học lái xe tập trung


Học phí thi bằng lái xe ôtô từ ngày 1/5/2020 trở đi có thể tăng do các trung tâm đào tạo phải đầu tư phần mềm, trang thiết bị theo quy định. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất đối với các học viên sẽ không phải là vấn đề học phí tăng, mà là phải học tập trung.

Từ ngày 1/5/2020, học lý thuyết đủ 188 giờ. Còn từ ngày 1/1/2021, học tập trung đủ 3 tháng cả lý thuyết và thực hành.

Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả đối với học viên là từ ngày 1/5 tới, các học viên sẽ phải học tập trung lý thuyết hơn nửa tháng. Việc học được giám sát bằng "chấm công" vân tay, quẹt thẻ…

Và đến tháng 1/2021, các học viên phải học tập trung cả ba tháng như học nghề. Hiện tại, việc học lý thuyết và thực hành đều tùy nghi, không có biện pháp gì đảm bảo học viên học đầy đủ 588 giờ và chạy xe 1.100km.

Do phần lớn học viên là những người đã đi làm, nên việc phải tập trung học sẽ ảnh hưởng đến công việc chính của họ. Nếu phải nghỉ làm nửa tháng, hay thậm chí 3 tháng thì rõ ràng chi phí để lấy được bằng lái xe sẽ rất lớn, nhất là đối với người lương cao.

Tuy nhiên, chắc chắn việc một người nghỉ làm mấy tháng liền để học lấy bằng lái xe là khó có thể xảy ra. Do đó, khả năng cao học lái xe vẫn diễn ra ngoài giờ hành chính và do học tập trung nên thời gian mỗi khóa học thi lấy bằng lái ô tô có thể sẽ kéo dài đến 6 tháng mới có thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn dự thi.

Tóm lại, thời gian học lý thuyết và thực hành lái xe so với trước không thay đổi, chỉ khác là việc giám sát, quản lý quá trình học của học viên chặt chẽ hơn; công khai minh bạch quá trình sát hạch lái xe ô tô trong hình, trên đường và phòng sát hạch lý thuyết. Các học viên sẽ phải bố trí thời gian học hợp lý để đảm bảo cả công việc lẫn đủ điều kiện dự sát hạch lái xe. 
>>> Xem ngay bài viết: Hướng dẫn học lái xe ô tô hạng B2 theo quy định 2020 chi tiết nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi những thông tin trên, hy vọng mọi thông tin của chúng tôi sẽ vô cùng hữu ích với bạn.

17/04/2020

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa của xe ô tô, xe máy ai cũng phải biết

Xe ô tô chạy quá tốc độ thì mức phạt được quy định như thế nào?

Người lái xe có bị tước bằng lái không?

Thời hạn giam giữ xe là bao lâu? và các vấn đề pháp lý liên quan đến lỗi chạy quá tốc độ sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

1. Quy định về tốc độ tối đa cho xe máy, xe ô tô có hiệu lực khi nào

Theo thông tư 31/2019/TT-BGTVT, quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ đã được ban hành sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây.



Quy định về tốc độ tối đa cho xe máy, xe ô tô có hiệu lực từ ngày 15/10


Thông tư này được áp dụng đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, tổ chức, cá nhân quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông, trừ xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ.




Tốc độ và khoảng cách trên đường cho các phương tiện giao thông đường bộ


Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư

2. Quy định tốc độ cho phép của xe ô tô, xe máy 2019


Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 và thay thế cho Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa của các loại phương tiện xe cơ giới. Cụ thể như sau:

Chi tiết tốc độ tối đa quy định cho các loại xe cơ giới theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT​


Những quy định mới về tốc độ tối đa dành cho các loại xe nên biết - 3

Quy định tốc độ cho phép của xe ô tô, xe máy 2019


* Lưu ý: Xe gắn máy là xe hai bánh có gắn động cơ với dung tích xi-lanh nhỏ hơn 50 cm3, xe mô tô là xe có dung tích động cơ trên 50cm3 

Ngoài ra, Thông tư 31/2019 còn quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ cụ thể của xe, về trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền quản lí và đặt biển báo tốc độ ở từng loại đường cụ thể.

Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông cụ thể như sau (trong điều kiện đường sá khô ráo):

Những quy định mới về tốc độ tối đa dành cho các loại xe nên biết - 4

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số trên.

2. Quy định về xử phạt và mức phạt đối với từng trường hợp

Các trường hợp điều khiển phương tiện xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định (theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT) đều là hành vi trái pháp luật, nên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.


Những quy định mới về tốc độ tối đa dành cho các loại xe nên biết - 6
Quy định về xử phạt và mức phạt đối với từng trường hợp

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

Hành vi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Chính phủ.

16/04/2020

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế thi bằng lái xe A1

Trải nghiệm thi bằng lái xe A1 là điều phổ biến của mọi công dân khi đủ tuổi tham gia giao thông với xe máy. Dưới đây, mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm thực tế của mình và những thông tin cơ bản.

1. Hồ sơ đăng ký và dự thi bằng lái xe


Bước đầu tiên và cơ bản để tham gia thi bằng lái xe là các hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị, bạn nhớ lưu ý ghi checklist vào sổ tay, giấy note của mình để tránh mất thời gian lấy nhiều lần và sót những giấy tờ quan trọng nhé.

- Ảnh thẻ: Kích thước 3x4 hoặc 4x6.

- Chứng minh nhân dân: Bản photo (lưu ý: không cần công chứng).

- Giấy khám sức khỏe theo mẫu của Bộ giao thông vận tải. Thực hiện khám sức khỏe ở các cơ sở y tế, trạm xá cấp phường trở lên. Khám nhanh chóng trong một buổi vì được y bác sĩ tạo điều kiện. Phí khám sức khỏe tham gia thi lái xe trung bình 110,000 đồng tùy khu vực. Khi đi nhớ mang theo ảnh thẻ 4x6 để dán, có thể sử dụng 3x4 nhưng hơi nhỏ hơn khung.

- Đơn đề nghị học sát hạch lái xe. Được đưa miễn phí để điền khi đến các trung tâm tổ chức thi lấy bằng lái xe.



Hồ sơ đăng ký học dự thi bằng lái xe mô tô hạng A1
Hồ sơ đăng ký học dự thi bằng lái xe mô tô hạng A1

Trên đây là 4 giấy tờ cơ bản để tham gia thi bằng lái xe máy A1. Yêu cầu của đợt thi nhìn chung là: Học viên đã đủ 18 tuổi trở lên; Đủ điều kiện về sức khỏe khi thi bằng lái xe (tình trạng tay, chân, sức khỏe tâm lý, …).

Ảnh thẻ 3x4 cũng có những yêu cầu bạn cần lưu ý tuy nhỏ nhưng rất dễ mắc phải như: ảnh được chụp trong vòng 3 tháng, màu nền của hình phải là màu xanh đậm. (lưu ý đặc biệt khó vì nếu không đúng màu, màu quá xanh, quá lợt sẽ bị trả hồ sơ về, bạn cẩn thận nếu muốn tự mình chụp ảnh chân dung nhé). Người chụp mặc trang phục lịch sự, không đội mũ, nón và đặc biệt không mang quân phục (đồng phục của lực lượng quân sự).

2. Địa điểm thi bằng lái xe máy A1


Một tỉnh, thành phố sẽ có nhiều địa điểm tổ chức thi sát hạch bằng lái xe, bạn nên lưu ý những chỗ thi uy tín, nhiều người tham gia và có quy trình thi rõ ràng để tránh tiền mất tật mang, tiết kiệm thời gian và được tạo điều kiện học và thi tốt nhất. Một số địa điểm chung dưới đây hi vọng sẽ có ích cho các bạn, địa điểm thi có thể là địa điểm công hoặc các công ty tư nhân tổ chức.




Lựa chọn địa điểm thi bằng lái xe mô tô A1 thuận lợi, uy tín
Lựa chọn địa điểm thi bằng lái xe mô tô A1 thuận lợi, uy tín

Trung tâm sát hạch lái xe, trung tâm đào tạo lái xe, trường dạy lái xe, các trường cao đẳng nghề, cao đẳng giao thông vận tải, trường trung cấp giao thông,… đây là những từ khóa bạn có thể tìm kiếm trên google với cấu trúc: từ khóa + địa điểm nơi bạn muốn đăng ký thi; như vậy sẽ giúp bạn nhanh chóng biết được nhiều trung tâm dạy khác nhau để lựa chọn. Bên cạnh đó, lên trang web và tham khảo người thân xung quanh để có được nhận xét thực tế nhất khi lựa chọn nhé.

3. Lệ phí thi bằng lái xe máy A1


Tổng chi phí bao gồm cả lệ phí thi và phí làm thẻ. Số tiền bỏ ra là 450,000 đồng bao gồm 300,000 đồng lệ phí và 150,000 đồng tiền làm thẻ. Tuy nhiên vì đã nói ở trên có nhiều trung tâm công và công ty tư thực hiện thi, sát hạch bằng lái xe nên có thể tổng chi phí có thể chênh lệnh nhưng không nhiều. Bạn không nên tin vào những lời quảng cáo giá rẻ mà để bị lừa nhé. Cách tốt nhất trước khi đóng tiền là hỏi trước những chi phí bao gồm trong đó, có khoản phí nào phát sinh hay không?




Lệ phí thi bằng lái xe mô tô A1 thông thường tại các trung tâm uy tín
Lệ phí thi bằng lái xe mô tô A1 thông thường tại các trung tâm uy tín

Cách thức đóng phí thi bằng lái xe cũng khá thuận tiện để những bạn ở xa trung tâm học thi sát hạch để đến. Bạn có thể chọn thanh toán trực tiếp tại quầy, văn phòng tư vấn, giải quyết nhu cầu thi ở các trung tâm hoặc đăng ký online, xác nhận qua số điện thoại nếu muốn chắc chắn hơn; và thanh toán qua thẻ ngân hàng, ví điện tử để tiền kiệm thời gian đi lại. Khá thuận tiện phải không nào!

4. Thời gian học và thi sát hạch bằng lái xe máy A1


Không biến động như lệ phí đóng tiền để thi bằng lái xe, thời gian học, thực hành để đủ yêu cầu thi lái xe cần tuân theo số giờ như pháp luật quy định. Theo thông tư của bộ Giao thông vận tải, chương trình thi bằng lái xe máy hạng A1 tổng cộng có 12 giờ; Trong đó 10 giờ lý thuyết và 2 thực hành lái xe. Xe hạng A1 sẽ được cấp bằng lái cho người điều khiển phương tiện xe moto hai bánh, xe có dung tích xi lanh trong khoảng từ 50 cm mét khối đến 175 cm mét khối.

Tùy vào điều kiện và quy định của trung tâm thi sát hạch mà bạn được học thực hành như thế nào để vẫn đủ đảm bảo thời gian học. Tại một số trung tâm mở cửa tự do, khuôn viên trường cao đẳng nghề, bạn có thể tham gia đi những được cơ bản của môn thực hành vào các chiều sau giờ học chính thức. Tuy nhiên ở một số nơi có quy định của trung tâm nghiêm ngặt hơn thì bạn chỉ có thể luyện tập 2 tiếng trước giờ thì hoặc sắp xếp 2 giờ vào một ngày cố định.

5. Chia sẻ kinh nghiệm thi lý thuyết


Phần lý thuyết bao gồm: 20 câu hỏi; Thời gian thi: 15 phút; Trả lời đúng trên 16 câu – Đạt. Bài thi lý thuyết của kỳ thi lấy bằng lấy xe máy không quá phức tạp, chỉ cần bạn chịu khó làm theo đầy đủ những hướng dẫn của thầy cô là được. Trong ngày thi, 10 giờ học tại trung tâm, thầy cô sẽ hướng dẫn cho bạn những thông tin cần thiết để phân biệt các dạng câu hỏi, cách nhận biết bảng hiệu, biển báo,…




Phần thi lý thuyết không khó nếu bạn học và làm bài thi thử nhiều lần
Phần thi lý thuyết không khó nếu bạn học và làm bài thi thử nhiều lần

Bên cạnh đó, bạn còn được hướng dẫn cách làm bài thi lý thuyết, hiện nay hầu hết làm trên máy tính và là phần thi trắc nghiệm nên tương đối đơn giản. Một số mẹo để nhớ và các dạng câu hỏi sẽ xuất hiện khi đi thi cũng được thầy cô chia sẻ trong những buổi học này.

5.1 Tài liệu thi lý thuyết, sách học


Tài liệu học, tài liệu tham khảo sẽ được cấp miễn phí trong quá trình giảng dạy, nội dung học được thống nhất toàn quốc đó là cuốn có tên: “150 câu hỏi và đáp án về luật giao thông đường bộ” – Dùng cho học lấy giấy phép mô tô hai bánh. Cuốn sách này cũng được bán khá phổ biến ở các nhà hiệu sách nên bạn yên tâm nếu không được phát ở trung tâm học. Như tài liệu đã giới thiệu ở trên, phần thi lý thuyết có nội dung không khác cuốn sách trên nhiều (nếu không muốn nói là hoàn toàn giống).

5.2 Nội dung thi lý thuyết bằng lái xe máy A1


Vậy nội dung thi lý thuyết bằng lái xe máy A1 là gì? Nội dung thi bằng lái xe máy xoay quanh những tình huống gặp phải khi tham gia giao thông? (phương tiện nào được ưu tiên, những tuyến đường nào được ưu tiên); nhận biết các loại biển báo (biển báo cấm, biển báo ưu tiên, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển báo phụ, biển báo báo hết cấm,…). Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực ra, mỗi loại biển báo đã được thiết kế theo một form nhất định, nên bạn chỉ cần nhìn màu sắc và hình dáng biển là biết, điều còn lại là nhìn bên trong hình miêu tả để biết nó nói gì.




Nội dung lý thuyết xoay quanh luật, biển báo, sa hình khá thiết thực
Nội dung lý thuyết xoay quanh luật, biển báo, sa hình khá thiết thực

Bên cạnh đó, trong 20 câu hỏi thi lý thuyết thi bằng lái xe thường có 5 câu về sa hình. Để mình giải thích cho bạn sa hình là gì? Thường được trình bày dưới hình thức một dạng video ngắn. Trong đó sắp xếp, bố trí phương tiện giao thông chạy mô phỏng như tình huống ngoài thực tế, sau đó sẽ có những tình huống ứng xử để bạn có thể nhận xét; Câu hỏi có thể là bạn nên xử lý trường hợp trên như thế nào hoặc đâu là trường hợp thực hiện đúng/sai theo quy định, luật an toàn giao thông.

5.3 Cấu trúc đề thi thật bằng lái xe moto A1


Đề thi bằng lái xe moto hạng A1 có cấu trúc thật như sau:
- Câu hỏi giao thông đường bộ – 10 câu.
- Câu hỏi về biển báo – 5 câu.
- Câu hỏi sa hình mô phỏng – 5 câu.

Sau khi làm bài thi lý thuyết, hiện nay hầu hết làm trên máy tính, bạn sẽ được biết kết quả ngay và luôn để tiếp tục tham gia thi thực hành hay không. Trong 150 câu hỏi và đáp án trả lời giống như trong tài liệu, hệ thống máy tính sẽ chọn ngẫu nhiên 15 câu hỏi để ghép thành bài thi hoàn chỉnh.

5.4 Cách ôn thi lý thuyết bằng lái xe


Theo kinh nghiệm của mình, cái quan trọng nhất là bạn đọc và làm nhiều dạng câu hỏi trong cuốn sách tài liệu mình đã nói ở trên. Ngoài ra, bạn có thể quan sát bài thi thực tế, được làm mẫu trên Internet và các video trên Youtube để thấy được trực quan hơn.




Nhiều kênh hỗ trợ thi lý thuyết sát với thực tế, rất hiệu quả
Nhiều kênh hỗ trợ thi lý thuyết sát với thực tế, rất hiệu quả

Nếu cầm cuốn sách khiến bạn đau mắt, nhàm chán, thì ứng dụng thi thử trên điện thoại là lựa chọn tốt cho bạn. Ứng dụng Phần mềm thi thử xe moto hạng A1 do bộ giao thông vận tải và nhiều bên khác cũng có mặt trên android và iOS để bạn có thể tải về và thi trực tiếp trên đó. Tính điểm, bấm giờ, có hình ảnh minh họa thực tế sẽ giúp bạn không cảm thấy bỡ ngỡ trong phòng thi. Bên cạnh đó, bạn có thể đơn giản hơn là thi trực tuyến trên mạng để không phải mất công download về máy. Có rất nhiều lựa chọn để bạn luyện tập thi lý thuyết đúng không nào!

6. Chia sẻ kinh nghiệm thi thực hành


Phần thực hành theo kinh nghiệm của mình là phần dễ đánh rớt thí sinh nhất, không phải vì độ khó của nó mà là phần thi dễ rủi ro. Để mình giải thích lý do vì sao trong phần này nhé. Phần thi lý thuyết bạn chỉ cần nhớ đáp án, hầu như không thay đổi gì, chỉ xáo trình tự trong các câu, nên dù gặp tâm lý lo lắng, não và mắt bạn vẫn thấy và nhận biết ngay được câu trả lời đúng khi đã từng đọc qua. Tuy nhiên, khi lái xe qua các chướng ngại vật, tuy không khó ở ngoài thực tế, nhưng nếu gặp vấn đề tâm lý thì rất dễ không thể điều khiển được tay chân, dẫn đến gặp phải những tình huống đáng tiếc.



Luyện tập thực hành vượt địa hình nhiều lần trước khi tham gia thi
Luyện tập thực hành vượt địa hình nhiều lần trước khi tham gia thi

6.1 Hình thức thi thực hành


Bạn sẽ điều khiển xe của trung tâm là xe số qua các địa hình bạn cần đi qua:

- Đường thẳng: Vòng này tương đối đơn giản những cái quan trọng là bạn phải giữ cho hai bánh xe nằm trong 2 đường kẻ song song, tương đối hẹp.

- Đường zic zắc: Vì bạn sẽ điều khiển xe đi giữa hai vạch song song khá hẹp, nên mẹo của mình là nhìn vào mép trái, mép phải của xe để loại trừ những phần bị hạn chế tầm nhìn, cứ giữ yên như vậy mà đi thì đảm bảo không đụng vạch được.

- Đường mấp mô: Những ghè sắt, gỗ nhỏ sẽ được chắn ngang như vạch hãm tốc độ ở ngoài thực tế nhưng sát và cao hơn một chút. Đường này bạn nhớ nắm chắc tay ga, giữ bình tĩnh và làm quen vài lần với độ xóc trước đã nhé.

- Vòng số 8: Đây có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều người, bao gồm rất nhiều người bạn của mình trong đó. Vì là chướng ngại vật loại trừ nhiều thí sinh đi thi bằng lái xe nhất. Bạn có thể áp dụng cách như ở đường thẳng 1, nhìn vào mép xe để những khúc cua chỉ cần so với vạch kẻ là được. Bạn nên để số 2, 3 để xe không quá nhẹ, không quá giật mà vẫn đủ độ mạnh để đi mà không nghiêng ngả.



Hình thức thi thực hành được phổ biến rõ ràng trước khi tham gia thi
Hình thức thi thực hành được phổ biến rõ ràng trước khi tham gia thi

Thành thực mà nói, độ khó các vòng, các chướng ngại vật sẽ tương đối lớn nếu bạn chưa chuẩn bị tinh thần, làm quen với vòng thi từ trước, chưa luyện tập nhiều lần và có những mẹo cơ bản để thực hành thì khả năng cao bạn thi rớt đấy! Vì vậy, đừng chủ quan, lười biếng mà không chịu tham gia những buổi luyện tập thực hành vô cùng hữu ích.

6.2 Cách chấm điểm


Như có giới thiệu, bạn phải điều khiển xe đi giữa hai đường thẳng song song. Nếu bạn chạm chân xuống đất, để bánh xe chạm hoặc đi ra ngoài vạch, nghiêng, té xe, chống chân, bạn sẽ bị trừ 5 điểm. Bạn cũng không được phép để hai chân là là dưới đất và thực hiện vòng thi, nhưng tin mình đi, đặt hai bàn chân lên bàn đạp và giữ thăng bằng hẳn hỏi sẽ giúp bạn dễ dàng điều khiển hơn là chơi ăn gian như vậy.

Tổng số điểm vòng thi thực hành là 100 điểm. Bạn cần đạt trên 80 điểm để qua được vòng thi thực hành này. Hình thức thi ngày xưa sẽ có ban giám khảo chấm để quan sát bánh xe bạn, thế nhưng gây rất nhiều tranh cãi và bức xúc. Nay hình thực thi thực hành sẽ được máy có thiết bị cảm biến bên dưới chấm, tự động tính điểm, giám khảo khảo chỉ việc quan sát và ghi điểm, rất công bằng và rõ ràng.




100% lấy được bằng lái xe nếu học và luyện tập nhiều lý thuyết và thực hành
100% lấy được bằng lái xe nếu học và luyện tập nhiều lý thuyết và thực hành

Thi bằng lái xe moto hạng A1 là hình thức thi tương đối phổ biến ở Việt Nam vì là điều kiện bắt buộc khi tham gia giao thông; đồng thời cũng là trải nghiệm đáng nhớ của chúng ta khi có cơ hội vượt qua các chướng ngại vật. Những gì mình rút ra về kỳ thi là kỳ thi không khó, chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập, thực hiện đúng theo chỉ dẫn của thầy cô giáo hướng dẫn thì tỉ lệ đạt được bằng là 100%. Chúc các bạn thành công.